1. Lean là gì? Lean Manufacturing là gì?
Lean có nghĩa là làm tinh gọn và tinh gọn hơn bằng cách loại bỏ những gì không tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp. Theo Lean trong quản lý và sản xuất bao gồm bảy loại lãng phí lớn (sản xuất dư thừa, gia công dư thừa, hàng tồn kho, làm lại/sửa sai, chờ đợi, sự vận chuyển và thao tác dư thừa). Kiểm soát được lãng phí và biến lãng phí đó thành lợi nhuận chính là mục tiêu khi áp dụng Lean.
Lean Manufacturing, còn gọi là Lean Production ( được dịch là Sản Xuất Tinh Gọn), là một hệ thống các công cụ và phương pháp nhằm liên tục loại bỏ tất cả những lãng phí trong quá trình sản xuất. Lợi ích chính của hệ thống này là giảm chi phí sản xuất, tăng sản lượng và rút ngắn thời gian sản xuất.
Lịch sử của Lean Manufacturing
Nhiều khái niệm về Lean bắt nguồn từ hệ thống sản xuất Toyota (TPS) và đã được dần triển khai xuyên suốt các hoạt động của Toyota từ những năm 1950. Ngày nay, Toyota thường được xem như một trong những công ty sản xuất hiệu quả nhất trên thế giới và là công ty đã đưa ra chuẩn mực về điển hình áp dụng Lean.
Quan điểm chính của Lean Manufacturing là:
- Những người cùng làm việc trong cùng quá trình phải cùng nhau thảo luận để khai thác những kinh nghiệm, kỹ năng và trí óc của tập thể nhằm tạo ra kế hoạch giảm sự lãng phí và có các cải tiến trong quá trình sản xuất.
- Cần tiến hành các giải pháp một cách kịp thời, đúng lúc.
- Lưu kho không phải là có tài sản dự trữ mà là sự lãng phí hoặc phải mất chi phí.
- Thông thường, tới 95% thời gian sản xuất chính (lead time) không tăng giá trị. Rút ngắn khoảng cách giữa thời gian sản xuất chín với thời gian quá trình thực sự bằng cách loại bỏ thời gian và các kết quả không gia tăng giá trị về cả chi phí và thời gian chu trình.
2. Các mục tiêu của Lean Manufacturing
- Phế phẩm và sự lãng phí: Giarm phế phẩm và các lãng phí hữu hình không cần thiết, bao gồm sử dụng vượt định mức nguyên vật liệu đầu vào, phế phẩm có thể ngăn ngừa, chi phí liên quan đến tái phế phẩm, và các tính năng trên sản phẩm vốn không được khách hàng yêu cầu.
- Chu kỳ sản xuất: Giam thời gian quy trình và chu kỳ sản xuất bằng cách giảm thiểu thời gian chờ đợi giữa các công đoạn, cũng như thời gian chuẩn bị cho quy trình và thời gian chuyển đổi mẫu mã hay quy cách sản phẩm.
- Mức tồn kho: Giảm thiểu mức hàng tồn kho ở tất cả các công đoạn sản xuất, nhất là sản phẩm dở dang giữa các công đoạn. Mức hàng tồn kho thấp hơn đồng nghĩa với yêu cầu vốn lưu động ít hơn.
- Năng suất lao động: Cải thiện năng suât lao động, bằng cách vừa giảm thời gian nhàn rỗi của công nhân, đồng thời phải đảm bảo công nhân đạt năng suất cao nhất trong thời gian làm việc (không thực hiện những công việc hay những công tác không cần thiết)
- Tận dụng thiết bị và mặt bằng: Sử dụng thiết bị và mặt bằng sản xuất hiệu quả hơn bằng cách loại bỏ các trường hợp ùn tắt và gia tăng tối đa hiệu suất sản xuất trên các thiết bị hiện có, đồng thời giảm thiểu thời gian dừng máy.
- Tính linh động: Có khả năng sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau một cách linh động hơn với chi phí và thời gian chuyển đổi thấp nhất.
- Sản lượng: Nếu có thể giảm chu kỳ sản xuất, tăng năng suất lao động, giảm thiểu ùn tắc và thời gian dừng máy, công ty có thể gia tăng sản lượng một cách đáng kể từ cơ sở vật chất hiện có. Hầu hết các lợi ích trên đều dẫn đến việc giảm giá thành sản xuất.
Nói tóm lại, mục tiêu của Lean Manufacturing là nhắm đến: với cùng một mức sản lượng đầu ra nhưng có đầu vào thấp hơn – ít thời gian hơn, ít mặt bằng hơn, ít nhân công hơn, ít máy móc hơn, ít vật liệu hơn và ít chi phí hơn.
3. Lợi ích của Lean Manufacturing
Lean được sử dụng rộng rãi nhất trong các ngành công nghiệp thiên về lắp ráp hoặc có quy trình công nhân lặp đi lặp lại. Trong những ngành công nghiệp này, tính hiệu quả và khả năng chú tâm vào chi tiết của công nhân khi làm việc với các công cụ thủ công hoặc vận hành máy móc có ảnh hưởng lớn đến năng suất. Trong các công ty này, hệ thống được cải tiến có thể loại bỏ nhiều lãng phí hoặc bất hợp lý. Với đặc thù này, có một số ngành cụ thể bao gồm xử lý gỗ, may mặc, lắp ráp xe, lắp ráp điện tử và sản xuất thiết bị.
Vì Lean loại bỏ nhiều vấn đề liên quan đến lịch sử sản xuất và cân bằng chuyền kém nên Lean đặc biệt thích hợp cho các công ty chưa có hệ thống Hoạch định Nguồn lực Doanh nghiệp (ERP) hoặc chưa có hệ thống hoạch định yêu cầu vật tư (MRP), lịch sản xuất hay điều phối sản xuất. Điều này đặc biệt quan trọng ở Việt Nam vì còn nhiều công ty tư nhân ở Việt Nam đang hoạt động dưới mức công suất khá đáng kể, hoặc thường giao hàng không đúng hẹn do các vấn đề trong hệ thống quản lý và lên lịch sản xuất.
Ví dụ về quá trình sản xuất tinh gọn của hãng thể thao Nike
Mô hình chuỗi cung ứng của Nike: Nike sử dụng chiến lược gia công bằng cách sử dụng các cơ sở gia công ở khắp nơi trên thế giới. Toàn bộ quá trình sản xuất sản phẩm được đặt tại các nhà máy này và được đặt dưới sự kiểm soát của một nhóm nhân viên đến từ Nike. Nike chỉ tham gia vào quá trình nghiên cứu, tạo mẫu sản phẩm và chiêu thị, phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Nói cách khác Nike không trực tiếp tham gia vào các công đoạn mà công ty không có thế mạnh, những công việc đó được thực hiện thông qua việc thực hiện tối đa hoạt động thuê gia công từ các quốc gia có chi phí thấp. Điều này giúp công ty có thể tập trung tốt nhất vào các hoạt động thế mạnh vốn là cốt lõi của mình như thiết kế sản phẩm, marketing và hoạch định thu mua, quản lý.
Hiện nay, Nike đang thực hiện quá trình sản xuất tinh gọn nhằm tinh gọn hóa sản xuất, giảm thiểu lãng phí trong doanh nghiệp và gia tăng hiệu quả kinh doanh, bao gồm việc giảm thiểu chất thải, đổi mới sản phẩm, tập trung vào những phương pháp sản xuất mới và hiện đại hóa quà trình sản xuất, từ đó nâng cao sản lượng, đồng thời phổ biến, đào tạo những cá nhân có khả năng áp dụng những kĩ thuật mới, phức tạp. Bắt đầu từ việc trao quyền cho đội ngũ công nhân và các đội sản xuất, vừa để giải quyết các vấn đề kể trên, vừa hạn chế tối đa thời gian cũng như nguyên vật liệu đầu vào mà vẫn đảm bảo chất lượng của sản phẩm. Cho đến nay, 85% nhãn hiệu giày dép và 76% thương hiệu may mặc của Nike đều thực hiện dây chuyền sản xuất tinh gọn.
TỔNG HỢP & TRÌNH BÀY: NGUYỄN TẤN THỊNH
- Trang web giúp tăng doanh thu cho doanh nghiệp hiện nay (30.08.2019)
- CẬP NHẬT THUẬT TOÁN FACEBOOK MỚI NHẤT 5/2017 (23.05.2017)
- Phân biệt Profile - Catalogs - Brochures (02.03.2017)
- Một số thống kê ngành in ấn bao bì giấy năm 2017 (08.01.2017)
- XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG VÀ QUẢN TRỊ CUNG ỨNG NĂM 2017 (28.12.2016)
- 5S TRONG SẢN XUẤT (15.12.2016)
- SIX SIGMA TRONG SẢN XUẤT (17.12.2016)
- 7 LOẠI LÃNG PHÍ TRONG SẢN XUẤT (15.12.2016)
- JUST IN TIME TRONG SẢN XUẤT (28.12.2016)
- TẦM QUAN TRỌNG CỦA BAO BÌ HÀNG HÓA (28.12.2016)
- FIFO (First in, First out); LIFO ( Last In, First Out) (28.12.2016)
- HIỆU ỨNG BULLWHIP (28.12.2016)
- QUẢN LÝ NGUỒN SẢN XUẤT –MANUFACTURING RESCOURCES PLANNING (28.12.2016)
- NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ ĐƠN HÀNG TRONG PHÂN PHỐI (28.12.2016)
- QUY TRÌNH LỰA CHỌN NHÀ CUNG ỨNG (28.12.2016)
- Hệ thống kho hàng – Yếu tố tạo nên thành công cho Amazon (28.12.2016)
- SKU TRONG SẢN XUẤT (28.12.2016)
- PHÂN BIỆT Purchasing, Sourcing và Procurement (28.12.2016)
- VAI TRÒ CỦA WAREHOUSE (28.12.2016)