Nhà cung ứng đảm bảo cung cấp vật tư, nguyên vật liệu, hàng hóa,… với số lượng đầy đủ, chất lượng, ổn định, chính xác,… đáp ứng yêu cầu của sản xuất, kinh doanh với chi phí thấp và thời gian kịp thời. Vì vậy lựa chọn nhà cung cấp tốt và quản lý được họ là điều kiện tiên quyết giúp tổ chức sản xuất được sản phẩm có chất lượng đúng như mong muốn, theo tiến độ quy định, với giá cả hợp lý, đủ sức cạnh tranh trên thương trường, bên cạnh đó còn nhận được sự hỗ trợ của nhà cung cấp, để tiếp tục đạt được thành tích cao hơn.
- Giai đoạn thu thập thông tin:
Trước hết cần thu thập thông tin thứ cấp: các báo cáo về tình hình mua và phân tích nguồn cung ứng trong doanh nghiệp, thông tin trong các thông tin truyền thông (báo, tạp chí, mạng xã hội,…) thông qua những thông tin xúc tiến của nhà cung ứng. Tất nhiên các thông tin có thể đã cũ hoặc chưa chính xác. Và do đó cần phải có những dữ liệu sơ cấp thông qua điều tra khảo sát trực tiếp tại các nhà cung ứng. Tùy thuộc vào những tiêu chuẩn cần để đánh giá các nhà cung ứng mà tiến hành thu thập dữ liệu cần thiết.
- Giai đoạn đánh giá:
Trước hết phải phân loại nhà cung ứng theo các tiêu thức cơ bản, như theo thành phần kinh tế, theo vị trí trong kênh phân phối, theo trình độ công nghệ,… Mỗi loại nhà cung ứng theo các cách phân loại sẽ cho những đặc điểm nhất định để đánh giá, lựa chọn.
Tiếp theo, cần đánh giá các nhà cung ứng theo các tiêu chuẩn xác thực. Các tiêu chuẩn có thể khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng doanh nghiệp, đặc điểm của các nhà cung ứng theo các cách phân loại, nhưng về cơ bản bao gồm những tiêu chuẩn về marketing – chất lượng, giá cả; Sức mạnh tài chính – năng lực vốn kinh doanh, qui mô,…; sức mạnh Logistics – Độ tin cậy trong việc giao hàng, cung cấp dịch vụ,…
- Giai đoạn tiếp xúc, đề nghị:
Là giai đoạn mà trong đó doanh nghiệp cử cán bộ mua thăm nguồn hàng để đưa ra những đề nghị. Những đề nghị này có tính nguyên tắc thiết lập mối quan hệ mua, bán giữa doanh nghiệp và nguồn cung ứng về sản phẩm mua, giá cả, cách thức đặt hàng, thủ tục và hình thức thanh toán,…
Trên cơ sở những thông tin sau khi tiếp xúc với các nhà cung ứng, kết hợp với những thông tin qua giai đoạn đánh giá, tiến hành xếp loại nguồn cung ứng theo thứ tự ưu tiên để tiến hành mối quan hệ mua bán.
- Giai đoạn thử nghiệm:
Sau giai đoạn tiếp xúc, đề nghị chỉ mới xếp loại được các nhà cung ứng có nhiều tiềm năng nhất, chứ chưa phải là những nhà cung ứng chính thức quan hệ lâu dài có tính chiến lược, và do đó phải trải qua giai đoạn thử nghiệm.
Giai đoạn thử nghiệm nhằm kiểm tra trong một thời gian nhất định các nhà cung ứng có đảm bảo đạt được những tiêu chuẩn thông qua các thương vụ mua bán hay không. Nếu các nhà cung ứng đạt được những tiêu chuẩn và đảm bạo độ tin cậy cao, có thể xếp các nhà cung ứng vào quan hệ đối tác lâu dài. Nếu các nhà cung ứng qua thời gian thử nghiệm không đạt được những tiêu chuẩn đặt ra, cần chọn và tiến hành thử nghiệm đối với nhà cung ứng tiếp theo trong danh sách những nhà cung ứng tiềm năng.
- Một số lời khuyên chọn nhà cung ứng:
+ Tận dụng các mối quan hệ: Doanh nghiệp có thể tiếp cận được những nhà cung ứng tốt nhất qua bạn bè, người thân giới thiệu. Chúng ta cũng có thể xem những người khác đánh giá như thế nào về một nhà cung ứng tiềm năng trước khi đào sâu tìm hiểu xem người đó có phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp mình hay không.
+ Tránh những nhà cung ứng chỉ biết đến lợi ích của mình: Nếu nhà cung cấp không phải là người quan tâm đến doanh nghiệp hoặc muốn lái doanh nghiệp theo khuôn mẫu của mình, họ sẽ không thể nào đưa ra được những giải pháp phù hợp.
+ Tin vào trực giác của mình: Bằng mọi giá, không nên hợp tác với những nhà cung cấp có lẻ lạnh lùng, hay bất mãn. Chỉ cần thấy việc tạo dựng quan hệ hơi căng hoặc không khả thì thì hãy dừng lại và chuyển hướng sang một doanh nghiệp khác dễ chịu hơn.
TỔNG HỢP & TRÌNH BÀY: NGUYỄN TẤN THỊNH
- Trang web giúp tăng doanh thu cho doanh nghiệp hiện nay (30.08.2019)
- CẬP NHẬT THUẬT TOÁN FACEBOOK MỚI NHẤT 5/2017 (23.05.2017)
- Phân biệt Profile - Catalogs - Brochures (02.03.2017)
- Một số thống kê ngành in ấn bao bì giấy năm 2017 (08.01.2017)
- XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG VÀ QUẢN TRỊ CUNG ỨNG NĂM 2017 (28.12.2016)
- 5S TRONG SẢN XUẤT (15.12.2016)
- SIX SIGMA TRONG SẢN XUẤT (17.12.2016)
- 7 LOẠI LÃNG PHÍ TRONG SẢN XUẤT (15.12.2016)
- JUST IN TIME TRONG SẢN XUẤT (28.12.2016)
- TẦM QUAN TRỌNG CỦA BAO BÌ HÀNG HÓA (28.12.2016)
- SẢN XUẤT TINH GỌN – LEAN MANUFACTURING (28.12.2016)
- FIFO (First in, First out); LIFO ( Last In, First Out) (28.12.2016)
- HIỆU ỨNG BULLWHIP (28.12.2016)
- QUẢN LÝ NGUỒN SẢN XUẤT –MANUFACTURING RESCOURCES PLANNING (28.12.2016)
- NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ ĐƠN HÀNG TRONG PHÂN PHỐI (28.12.2016)
- Hệ thống kho hàng – Yếu tố tạo nên thành công cho Amazon (28.12.2016)
- SKU TRONG SẢN XUẤT (28.12.2016)
- PHÂN BIỆT Purchasing, Sourcing và Procurement (28.12.2016)
- VAI TRÒ CỦA WAREHOUSE (28.12.2016)