7 LOẠI LÃNG PHÍ TRONG SẢN XUẤT

Giảm chi phí cho quá trình sản xuất, quá trình hoạt động là mong muốn của hầu hết các đơn vị, tuy nhiên làm thế nào để giảm chi phí mà không làm giảm năng suất, chất lượng, hiệu quả hoạt động?

 

 

 

Bất kỳ một đơn vị nào khi sản xuất, kinh doanh nào đều hướng tới lợi nhuận. Lợi nhuận là mục tiêu để hoạt động và tồn tại của mỗi doanh nghiệp. Lợi nhuận của doanh nghiệp gắn liền với chi phí sản xuất, chất lượng sản phẩm, doanh thu, khách hàng … Ai cũng biết rằng để tăng lợi nhuận thì ngoài việc tăng doanh thu, tăng sản lượng hàng bán được cần phải giảm chi phí trong quá trình sản xuất, kinh doanh của đơn vị. 

Để giảm được chi phí thì trước hết các đơn vị phải nhận biết được tại đơn vị mình có những loại chi phí nào. Chi phí nào tạo ra giá trị, chi phí nào không tạo ra giá trị cho mình. Các chi phí tại các đơn vị có thể chia thành hai loại là chi phí chất lượng và chi phí không chất lượng. Chi phí chất lượng là các chi phí góp phần tạo ra giá trị cho đơn vị (bao gồm các chi phí cho nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, nhân công cho sản xuất, chi phí cho sự phòng ngừa sai sót, chi phí kiểm tra quá trình…), còn chi phí không chất lượng là các chi phí không tạo ra giá trị cho tổ chức (bao gồm các chi phí như chi phí làm lại, phế liệu, chi phí do dừng máy, tai nạn, chi phí giải quyết khiếu nại, sử lý sản phẩm không phù hợp, sản phẩm bị khách hàng trả về…).

Các chi phí không chất lượng khiến cho doanh nghiệp bị giảm lợi nhuận, đẩy giá thành sản phẩm lên cao và gây thất thoát cho doanh nghiệp. Những chi phí không chất lượng còn được gọi là các lãng phí trong sản xuất. Theo các chuyên gia năng suất các lãng phí trong sản xuất thường có 7 loại sau:

1.Lãng phí thời gian do chờ đợi hay trì hoãn

Lãng phí này thường gặp ở các đơn vị sản xuất như một công nhân hay một thiết bị không thể tiến hành công việc của mình do phải chờ một hoạt động khác kết thúc hoặc phải chờ nguyên vật liệu chuyển đến. Để giảm thiểu lãng phí này doanh nghiệp cần lập kế hoạch sản xuất phù hợp, bố trí nhân lực, thiết bị phù hợp theo từng công đoạn.

2.Lãng phí về vận chuyển hay di chuyển

Trong quá trình sản xuất, hoạt động nguyên liệu, trang thiết bị phục vụ sản xuất, bán thành phẩm phải vận chuyển, di chuyển không cần thiết. Điều này thường xảy ra khi việc sắp xếp nơi làm việc không hợp lý, quy trình sản xuất không phù hợp dẫn đến những vận chuyển hoặc di chuyển không cần thiết gây ra lãng phí vì vậy doanh nghiệp cần sắp xếp khu vực sản xuất đảm bảo: Quá trình sản xuất đi theo một chiều từ khâu nguyên liệu tới thành phẩm giảm thiểu vận chuyển trung gian; các dụng cụ, thiết bị cần cho sản xuất được để thuận tiện cho việc sử dụng và không có đồ vật và thiết bị không cần thiết cho sản xuất ở khu vực sản xuất.

3.Lãng phí trong quá trình hoạt động

Đây có thể coi là loại lãng phí khó nhìn thấy rõ và phần lớn là ẩn trong các hoạt động thường ngày của mỗi người. Chẳng hạn, với cùng một công việc mỗi người lại có cách giải quyết khác nhau và thời gian hoàn thành công việc khác nhau. Rõ ràng, cuối cùng mọi người đều đạt đến kết quả nhưng có người phải dùng nhiều thời gian và các nguồn lực khác hơn để hoàn thành công việc. Để giảm được lãng phí này cần quy trình hóa các công đoạn, xây dựng các hướng dẫn công việc, tiêu chuẩn cho mỗi công đoạn và có biện pháp quản lý quá trình hiệu quả.

 

Giảm lãng phí trong sản xuất để tăng năng suất, chất lượng luôn là bài toán đối với doanh nghiệp

 Xưởng in ấn tại quận 7

4.Lãng phí do tồn kho thành phẩm hoặc bán thành phẩm

Nếu một doanh nghiệp mà nhà kho luôn chứa đầy nguyên vật liệu, bán thành phẩm hay thành phẩm thì doanh nghiệp đó đang lãng phí một khoản tiền lớn. Lưu kho quá nhiều tức là doanh nghiệp đang bị tồn đọng vốn mà lẽ ra lượng vốn đó có thể được dùng cho những mục đích quan trọng khác hoặc sẽ không phải trả lãi suất vay cho nguồn vốn đó. Mặt khác, lưu kho nhiều còn dẫn đến các chi phí khác như thuê mặt bằng nhà kho, chi phí bảo quản hoặc các chi phí do hỏng hóc … Bên cạnh đó trên địa bàn tỉnh có nhiều công ty sản xuất, chế biến nông sản mà nông sản có tính mùa vụ nên cần sản xuất để trữ hàng cho cả năm. Vì vậy doanh nghiệp cần cân đối giữa nhu cầu khách hàng, khả năng bán hàng với năng lực sản xuất. Cần xây dựng kế hoạch chi tiết cho từng gian đoạn giúp quản lý hoạt động được tốt hơn.

5.Lãng phí do các động tác thừa

Khi một người công nhân lấy một chi tiết sản phẩm lên, đặt nó xuống hay tìm kiếm nó thì chỉ tạo ra các cử động. Các cử động này không làm gia tăng giá trị cho chính chi tiết sản phẩm đó. Để giảm thiểu các động tác thừa doanh nghiệp cần xây dựng các bộ thao tác chuẩn cho mỗi quá trình cụ thể và đào tạo công nhân áp dụng các thao tác chuẩn đó trong sản xuất.

6.Lãng phí do sản xuất lỗi

Sản phẩm sản xuất ra không đáp ứng được yêu cầu. Sản phẩm lỗi không chỉ dẫn đến các chi phí trực tiếp cho doanh nghiệp mà còn kéo theo cả các chi phí gián tiếp như chi phí khắc phục, chi phí tiêu hủy hay chi phí cho bồi thường giải quyết khiếu nại. Vì vậy các doanh nghiệp cần quan tâm đến việc kiểm soát quá trình sản xuất để quá trình sản suất của mình đạt hiệu quả tốt nhất. Để quản lý hiệu quả doanh nghiệp có thể xây dựng các tiêu chuẩn cho mỗi công đoạn để ngăn ngừa ngay từ đầu việc sản xuất ra các sản phẩm lỗi.

7.Lãng phí do sản xuất thừa

Sản xuất thừa sẽ dẫn đến rất nhiều chi phí bổ sung cho doanh nghiệp. Có thể kể ra một số như: chi phí lưu kho, chi phí bảo quản, chi phí nhân lực, chi phí hành chính, chi phí thiết bị, chi phí tài chính v.v.

Vậy làm thế nào để nhận diện và loại bỏ được các loại lãng phí này? Để thực hiện điều này thì mỗi công ty đơn vị cần có định hướng sản xuất, kinh doanh phù hợp; cần xây dựng kế hoạch sản xuất hợp lý đảm bảo đáp ứng yêu cầu khách hàng mà không gây lãng phí cho mình; sắp xếp nơi làm việc hợp lý đảm bảo nguyên tắc: Cái gì cần cho sản xuất thì mới được để nơi sản xuất, đồ đạc – trang thiết bị - dụng cụ - nguyên vật liệu sắp xếp sao cho an toàn, đảm bảo tính sẵn có, thuận tiện cho sản xuất; cần có biện pháp quản lý quá trình phù hợp với đặc điểm của mình để đạt hiệu quả cao trong quản lý….

Để thực hiện được như vậy thì giải pháp đưa ra là nên lựa chọn áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng (như ISO 9000, HACCP, công cụ 5S, Kaizen, cân bằng chuyền..) phù hợp với quy mô, tình hình của đơn vị. Trong đó, nên áp dụng công cụ quản lý trực quan 5S vì công cụ này giúp cho các đơn vị quản lý khu vực sản xuất, làm việc của mình luôn sạch sẽ, đồ dùng, dụng cụ và các vật liên quan đến sản xuất được sắp xếp hợp lý thuận lợi cho quá trình sản xuất giúp giảm lãng phí cho doanh nghiệp.

TỔNG HỢP & TRÌNH BÀY: NGUYỄN TẤN THỊNH 


ĐỐI TÁC KHÁCH HÀNG

Tại sao quý khách nên chọn chúng tôi!

Chất lượng in ấn

Chúng tôi sử dụng công nghệ in ấn và thành phẩm tiên tiến nhất để cho ra chất lượng sản phẩm cao.

Thời gian hoàn thành

Chúng tôi cam kết sản phẩm đến tay quý khách trong thời gian nhanh và đúng hẹn.

Dịch vụ khách hàng

Chúng tôi luôn có những chính sách tốt dành cho khách hàng thân thiết

In mẫu miễn phí

Chúng tôi sẽ hỗ trợ in mẫu miễn phí, để quý khách duyệt mẫu trước khi in chính thức.

Giao hàng tận nơi

Chúng tôi có thể giao hàng tận nơi trong nội thành, đến các tỉnh trong và ngoài nước.

Giá luôn ổn định

 Chúng tôi đảm bảo giá in luôn hợp lý và ổn định.

 

TƯ VẤn TRƯC TUYẾN

NGUYỄN TẤT LẬP
0906 333 605
Mr. NGUYEN TAT LAP